Home / Kiến Trúc Nhà Đẹp / Móng băng là gì? Các loại móng băng phổ biến

Móng băng là gì? Các loại móng băng phổ biến

Khái niệm móng băng là gì?

Móng băng là loại móng có kết cấu một dải dài, có thể đặt độc lập hoặc giao nhau qua các mối nối thành hình chữ thập. Chức năng cơ bản là chịu tải và đỡ các hàng cột, bờ tường trong quá trình xây dựng công trình. Trong thực tế loại móng này được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng như: nhà phố, biệt thự… do có giá thành hợp lí và độ lún đồng đều.

Móng băng là gì?
Móng băng là gì?

Phân loại móng băng

Móng băng được chia làm 5 loại theo tính chất, độ cứng và cấu tạo theo phương.

Theo tính chất, độ cứng:

  • Móng mềm.
  • Móng kết hợp.
  • Móng cứng.

Theo cấu tạo theo phương:

Móng 1 phương: được dùng theo 1 phương duy nhất là chiều ngang hoặc chiều dọc của công trình như các đường thẳng song song. Khoảng cách giữa các hàng sẽo men theo diện tích công trình.

Móng băng 1 phương
Móng băng 1 phương

Móng 2 phương: các đường móng giao nhau tạo thành hình ô bàn cờ.

Móng băng 2 phương
Móng băng 2 phương

Kết cấu móng băng cơ bản

Móng băng gồm có lớp bê tông lót mỏng,bản móng chạy liên tục nối thành một khối và dầm móng.
Móng băng gồm có lớp bê tông lót mỏng,bản móng chạy liên tục nối thành một khối và dầm móng.

Chi tiết:

  • Lớp bê tông lót mỏng dày 100mm.
  • Kích thước bản móng phổ biến là: (900-1200) x 350 (mm)
  • Thép bản móng phổ biến là: ø12a150
  • Thép dầm móng phổ biến là: 6 Φ (18-220), thép đai Φ 8a150

Ưu, nhược điểm khi thi công móng băng

Ưu điểm của móng băng:

  • Khả năng chịu lực tốt giúp móng băng có thể giảm áp lực đè nén tại đáy móng, chống nghiêng lún.
  • Tạo sự liên kết vững chắc hơn theo phương thẳng đứng giữa tường và cột giúp công trình bền hơn hạn chế các trường hợp lún lệch giữa các cột.
  • Có kết cấu đồng đều giúp phân tán trọng lượng công trình xuống nền đất.
  • Tiết kiệm chi phí do có biện pháp thi công đơn giản.

Nhược điểm của móng băng:

  • Hạn chế áp dụng đối với những vị trí có nhiều bùn đất và nền đất yếu.
  • Do chiều sâu nhỏ nên móng băng có khả năng bị lật, trượt và không ổn định.
  • Đối với nền đất có mạch nước ngầm thì phương án thi công khá phức tạp.

So sánh móng băng và móng bè:

Móng băng Móng bè
Lớp bê tông lót mỏng, bản móng chạy liên tục nối thành một khối, dầm móng. Lớp bê tông lót mỏng, bản móng được trải rộng ra toàn bộ công trình, dầm móng.
Khả năng chịu lực tốt nên được sử dụng trong các công trình từ 3 tầng trở lên. Thích hợp với các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà từ 1-3 tầng.
Hạn chế thi công trên những nền đất yếu. Được sủ dụng chủ yếu cho những nền đất yếu.
Thích hợp với các công trình nhà phố. Thích hợp với các công trình kho hay bồn vệ sinh, bồn chứa hay hồ bơi.

Lưu ý thiết kế móng băng.

  • Tính toán kĩ lưỡng và lựa chọn dải móng phù hợp để đảm bảo kĩ thuật và tiết kiệm chi phí.
  • Khảo sát mặt bằng để đưa gia phương pháp giải phóng và thi công.
  • Lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với chiều sâu và cường độ móng.
  • Suy tính chi phí để phù hợp với ngân sách.

Quy trình thi công tiêu chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu

Đây là bước đầu tiên và khá quan trọng, phả sử dụng máy móc để xử lý mặt bằng thật phẳng và thật sạch. Tiếp theo, ta cần chuẩn bị trang thiết bị, đồ bảo hộ, nhân công… và các vật liệu như cát vàng, đá, xi măng, thép để chuẩn bị thi công.

Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố

Người thợ san lấp mặt bằng ở vị trí cao xuống vị trí dưới thấp theo bản vẽ. Thực hiện theo 3 bước như sau: đặt trục thi công xuống đất -> đào đất xung quanh trục -> vệ sinh sạch móng vữa mới đào, hút nước dưới hố nếu có nhiều nước.

Bước 3: Bố trí thép

Khi tiến hành thi công thì cốt thép có thể đã được xử lý ở nhà máy nhưng vẫn phải kiểm tra để phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công. Cụ thể:

  • Bề mặt cốt thép phải sạch sẽ, không dính vẩy sắt, dầu mỡ hay bùn đất.
  • Các thanh thép có thể bị bẹp gây giảm diện tích nhưng không được phép vượt quá 2%.
  • Cốt thép phải được uốn và nắn thẳng.
Cốt thép trong móng băng
Cốt thép trong móng băng

Bước 4: Ghép cốt pha móng

Đây là một bước quan trọng nhất khi thi côn vì nó quyết định độ bền chắc của công trình. Ván khuôn phải đảm bảo các tiêu chuẩn: chắc chắn, đảm bảo độ dày theo tiêu chuẩn, không bị biến dạng dưới tác dụng của khối lượng bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.

Bước 5: Đổ bê tông

Đây là giai đoạn cuối cùng sau khi đặt cốt thép và cốt pha. Về kỹ thuật, nên đổ móng bê tông từ xa đến gần và không được đứng trên thành cốt pha dù cho nó đã vững chắc. Việc đổ bê tông phải đạt các tiêu chuản xây dựng nhà ở, đảm bảo bê tông đổ đầy, chắc và không lẫn với rác.

Đổ bê tông cho móng băng
Đổ bê tông cho móng băng
Bản vẽ mặt bằng móng băng tham khảo
Bản vẽ mặt bằng móng băng tham khảo
Mặt bằng móng băng nhà cấp 4, nhà 1 tầng
Mặt bằng móng băng nhà cấp 4, nhà 1 tầng
Mặt bằng móng băng nhà 2 tầng
Mặt bằng móng băng nhà 2 tầng

Mặt bằng móng băng nhà phố

Mặt bằng móng băng nhà 3 tầng
Mặt bằng móng băng nhà 3 tầng

About Cộng Tác Viên KTV

Check Also

20+ Mẫu nhà phố 6 tầng hiện đại

Ngày nay, diện tích xây nhà ngày càng chật chội và đông đúc. Do đó, ...