Móng đơn là gì?
Móng đơn còn được gọi là móng cốc, là loại móng có một cột hoặc một chùm cột đứng bên cạnh nhau.
Móng đơn có khả năng chịu lực chỉ ở mức khá tốt, thường được dùng để làm gia cố hoặc những công trình cần chịu tải nhẹ như nhà dân dụng. Chỉ nên thi công trên nền đất có độ cứng tốt.
Cấu tạo của móng đơn
Móng đơn có cấu tạo khá đơn giản gồm 4 bộ phận chính:
- Bản móng: có phần đáy hình chữ nhật được vát với độ dốc vừa phải. Trong quá trình thi công cần cân chỉnh bản móng sao cho phù hợp với công trình.
- Giằng móng: hay còn được gọi là đà kiểng, dùng để đỡ tường ngăn phía trên và làm giảm độ lún giữa các phần móng với nhau.
- Cổ móng: phần này có kích thước tương đương với cột móng trệt nhưng có thêm lớp bê tông bao bọc bên ngoài để bảo vệ phần cốt thép bên trong cổ móng.
- Lớp bê tông lót: thường được làm bằng đá hoặc gạch vỡ trộn với xi măng dùng để làm sạch và làm phẳng phần hố móng, giảm mất nước cho xi măng.
Các loại móng đơn.
Ta có thể thành 4 loại là độ cứng, tải trọng, phương thức chế tạo và chất liệu.
Theo độ cứng:
- Móng đơn mềm: có khả năng biến dạng theo đất nền, khả năng chịu uốn tốt.
- Móng đơn cứng vừa/móng đơn hữu hạn: có độ cứng tương đối và tỷ lệ của cạnh dài/ngắn phải ít nhất 8.
- Móng đơn cứng: có độ cứng rất lớn và gần như không bị biến dạng.
Theo tải trọng:
- Móng chịu tải trọng lệch tâm.
- Móng chịu tải trọng đúng tâm.
- Móng của các công trình cao ( ống khói, tháp nước,… )
- Móng chịu lực ngang lớn ( tường chắn )
- Móng chịu tải trọng thẳng đứng
Theo phương thức chế tạo:
- Móng lắp ghép: được chế tạo ra bằng cách lắp ghép từ nhiều khối vật liệu trước khi thi công.
- Móng toàn khối: được chế tạo ra ngay tại công trình ( đổ móng ngay tại chỗ )
Theo chất liệu:
- Móng cừ tràm: dùng cừ tràm để làm cọc chịu lực nên cần xử lý nền móng trước khi thi công.
- Móng đơn thép: được tạo nên từ thép ( gia công tại công trường hoặc nhà máy ) và khi thi công cần đảm bảo cây thép không bị dính bùn đất, dầu mỡ.
Ưu nhược điểm của móng đơn.
Ưu điểm:
- Móng đơn thi công đơn giản giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
- Phù hợp cho đa dạng các loại công trình, chủ yếu là các công trình dân dụng.
- Kỹ thuật thi công phù hợp đối với loại đất cứng phổ biến của nước ta.
Nhược điểm của móng đơn:
- Móng đơn không chịu được lực cắt quá lớn.
- Móng đơn không phù hợp các loại đất mềm, đất xốp, đất mềm.
Quy trình xây dựng móng đơn tiêu chuẩn.
Bước 1: Đóng cọc vào hố móng.
- Đầu tiên, trước khi thi công, ta cần đánh dấu vị trí đóng cọc, kích thước và khoảng cách giữa các cọc để đảm bảo sự chính xác.
- Với những công trình có nền đất yếu cần phải gia cố thêm cọc tre hoặc cừ tràm rồi mới đào hố móng.
Đào hố móng
Bước 2: Đổ bê tông lót.
- Thợ cần phải làm phẳng phần hố móng rồi đổ một lớp bê tông lót ( dày khoảng 100mm ).
- Giúp hạn chế mất nước cho phần vữa, lớp bê tông và có vai trò cố định, làm phẳng đáy móng.
Bước 3: Chuẩn bị cốt thép
Ta cần cắt và uốn thép để đặt vào móng. Ở các đầu chờ nên bọc nilon bảo vệ.
Bước 4: Đổ bê tông cho móng
Người thợ sẽ tiến hành trộn cát, xi măng cùng với nước theo tỉ lệ tiêu chuẩn. Sau đó, ta sẽ đổ vào các cọc móng theo nguyên tắc “xa trước, gần sau” giúp đảm bảo tính vững chãi.