Home / Kiến Trúc Nhà Đẹp / Móng cọc là gì? Phân loại và cấu tạo của móng cọc

Móng cọc là gì? Phân loại và cấu tạo của móng cọc

Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng có hình trụ dài, sử dụng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm được đẩy xuống đất giúp cho việc giữ ổn định các cấu trúc được xây dựng trên nó được tốt hơn.

Thành phần khi xây dựng gồm có đài cọc và nhóm cọc (hoặc 1 cọc). Là loại móng khá phổ biến trong thiết kế và xây dựng công trình.

Loại móng này thường được sử dụng cho các công trình có kết cấu lớn và áp dụng trên nền đất yếu, những nơi thường xuyên bị sạt lở, đất nền sụt lún mà cần phải hỗ trợ ổn định để đảm bảo an toàn và vững chắc.

Móng cọc là gì?
Móng cọc là gì?

Các loại móng cọc phổ biến.

Hiện tại có 2 loại móng cọc:

  1. Móng đài thấp: là móng có đài cọc nằm dưới mặt đất sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Có khả năng chịu hoàn toàn lực nén, không chịu tải trọng uốn.
  2. Móng đài cao:là móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Có thể chịu cả 2 tải trọng nén và uốn. Vì vậy, toàn bộ tải trọng ngang và đứng đều do các cọc trong móng chịu tải.
2 loại móng cọc phổ biến thường được dùng trong thi công móng
2 loại móng cọc phổ biến thường được dùng trong thi công móng

Các vật liệu làm móng cọc.

Móng được làm từ nhiều loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng khác nhau:

  • Cọc ma sát: cọc sẽ chịu tải dựa trên sự ma sát mặt bên của cọc với đất và phản lực của đất nền tại mũi cọc. Các nhóm cọc giúp giảm lực ma sát và tăng khả năng chịu lực cho nền đất.
  • Cọc gỗ: thường sử dụng cọc tràm, cọc bạch đàn…. bởi có chi phí thấp, dễ thi công. Thích hợp với những nền bùn đất, đất yếu và có độ sạt lở cao.
  • Cọc thép: được sử dụng cho cả công trình tạm thời và lâu dài. Dễ dàng được cắm sâu vào lòng đất bởi diện tích cắt ngang tương đối nhỏ cùng với cường độ cọc cao.
  • Cọc bê tông: cấu tạo từ 1 khung thép và lớp bê tông, có hình trụ dài 4-6m. Là loại cọc có giá thành hợp lý, được sử dụng phổ biến hiện nay.
  • Cọc composite: là loại vật liệu mới, kết hợp nhiều loại vật liệu khác nhau như sợi thủy tinh, nhựa và các vật liệu tổng hợp khác.Với đặc tính vượt trội về độ bền và khả năng chống ăn mòn, chịu lực lớn nên ngày càng được sử dụng rộng rãi.
  • Cọc điều khiển: hay còn được gọi là cọc dịch chuyển, là loại cọc được dùng để gia cố nền móng, hỗ trợ kết cấu, truyền tải trọng đến các lớp đất đá.
  • Cọc khoan: được tạo thành bằng cách khoan một khoảng trống trước khi đưa cọc vào nền đất. Ta đúc bê tông trong khoảng trống và không thể di chuyển, chỉ cố định một chỗ.

Cấu tạo của móng cọc

   Móng cọc gồm 2 bộ phận chính là cọc và đài cọc:

-Cọc: là phần có chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện ngang được đóng hoặc thi công tại chỗ vào nền đất nhằm cố định kết cấu cơ sở hạ tầng và đảm bảo cho công trình không bị nghiêng lệch, sụt lún.

-Đài cọc:là phần chuyên dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố trọng tải của công trình lên các cọc giúp căn nhà thêm vững chãi hơn.

Cấu tạo của móng cọc
Cấu tạo của móng cọc

Ưu nhược điểm của móng cọc.

Ưu điểm:

-Giúp giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông khoảng 30-40% nên giá thành của móng giảm 35%.

-Tuổi thọ công trình và độ tin cậy cao.

-Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn nhiều so với cọc cổ điển vì được ứng lực trước.

Nhược điểm:

-Chiều sâu thi công đạt trung bình từ 10-60m.
-Tiết diện trung bình từ 20×20 đến 45×45 cho cọc vuông và cọc tròn d25-d70.

-Sử dụng cho công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình thường từ 40T-400T/cọc.

Trường hợp nào nên sử dụng móng cọc.

-Khi thi công trên nền đất kém, khu vực gần bờ biển hay lòng sông mà nền đất có khả năng thay đổi.

-Khu vực có mực nước ngầm cao, có hệ thống thoát nước, kênh rạch, ao hồ gần công trình.

-Khi thi công công trình nhà ở có 4 tầng trở lên.

About Cộng Tác Viên KTV

Check Also

Tổng hợp 100+ mẫu biệt thự 3 tầng hiện đại đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay

Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng một ngôi nhà không chỉ đơn thuần ...