Home / Kiến Trúc Nhà Đẹp / Móng bè là gì? Cấu trúc và những lưu ý khi thi công móng bè

Móng bè là gì? Cấu trúc và những lưu ý khi thi công móng bè

Khái niệm móng bè gì?

Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện, là kết cấu kỹ thuật nằm dưới cùng của một công trình xây dựng. Đảm nhận chức năng tải trọng của công trình vào nền đất, giúp công trình chịu được sức ép của các khối vật chất ở bên trên và đảm bảo sự chắc chắn, an toàn của công trình.

Móng toàn diện được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu bởi có hiệu quả cao trong việc phân bố đều về trọng lượng, tránh sụt lún.

Móng bè là gì?
Móng bè là gì?

Cấu tạo móng bè

Móng bè gồm một lớp bê tông lót mỏng, bản móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, dầm móng.

Chi tiết:

  • Lớp bê tông lót: Độ dày trung bình 100mm phụ thuộc phần lớn vào việc thiết kế móng toàn diện trên nền đất yếu.
  • Bản móng: có chiều cao tiêu chuẩn khoảng 3200mm,chiều cao này phù hợp cho đa số các dự án nhà ở thông thường.
  • Kích thước của dầm móng toàn diện: có thích thước tiêu chuẩn là 300x700mm.
  • Thép dầm móng: Sử dụng dạng phổ thông thép dọc 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150 để đảm bảo an toàn cho cả công trình.
  • Thép bản móng: Sử dụng thép tiêu chuẩn 2 lớp thép Φ12a200.
Cấu tạo của móng bè
Cấu tạo của móng bè

Tiêu chuẩn thiết kế móng bè:

  • Bản phẳng: Chiều dài của bản e=(1/6)l khoảng cách giữa các cột 1<9 và có tải trọng khoảng 1000 tấn/cột.
  • Bản vòm ngược: Thường được sử dụng trên các công trình có yêu cầu về độ chịu uốn lớn. Đối với công trình nhỏ có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông e=(0.032 l + 0.03)m độ võng của vòm f=1,7~1/10l.
  • Kiểu có sườn: Đây là loại có cấu tạo theo 2 kiểu sườn nằm dưới có tiết diện hình thang ( khả năng chống trượt tốt có khả năng gia tăng ) và sườn nằm trên bản.
  • Kiểu hộp: Là loại móng có khả năng phân bố đều lên nền đất nhưng lực thì tập trung tác động nên nó. Thường được sử dụng trên nhà 2 tầng, những ngôi nhà có tầng, kết cấu khung chịu lực, có động cứng lớn nhưng trọng lượng nhẹ.
Các loại móng bè
Các loại móng bè

Ưu, nhược điểm khi thi công móng bè

Ưu điểm của móng bè:

  • Đặc biệt thích hợp cho những công trình có kết cấu không quá nặng như nhà cấp 4 hoặc nhà 1 đến 3 tầng bởi nó có chi phí thấp và thời gian thi công nhanh.
  • Là loại móng thích hợp cho những công trình có thiết kế bồn chứa, kho, hồ bơi hoặc tầng hầm, bể vệ sinh.
  • Thích xây dựng ở những nơi có mật độ xây dựng công trình thấp và ít chịu tác động 2 chiều khi ở  gần những công trình lân cận.

Nhược điểm của móng băng:

  • Tùy vào địa hình và địa chất mới có thể sử dụng.
  • Chiều sâu đặt móng nông nên dễ bị ảnh hưởng do các tác động từ môi trường như sự thoát nước ngầm hay động đất.
  • Móng bè rất dễ bị lún không đồng đều, lún lệch do lớp địa chất bên dưới có thể thay đổi các vị trí lỗ khoan, lúc này sẽ xuất hiện vết nứt và công trình bị giảm tuổi thọ.

So sánh móng băng và móng bè:

Móng băng Móng bè
Lớp bê tông lót mỏng, bản móng chạy liên tục nối thành một khối, dầm móng. Lớp bê tông lót mỏng, bản móng được trải rộng ra toàn bộ công trình, dầm móng.
Khả năng chịu lực tốt nên được sử dụng trong các công trình từ 3 tầng trở lên. Thích hợp với các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà từ 1-3 tầng.
Hạn chế thi công trên những nền đất yếu. Được sủ dụng chủ yếu cho những nền đất yếu.
Thích hợp với các công trình nhà phố. Thích hợp với các công trình kho hay bồn vệ sinh, bồn chứa hay hồ bơi.

Quy trình thi công tiêu chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và nguyên vật liệu

Đây là bước đầu tiên và khá quan trọng, phải sử dụng máy móc để xử lý mặt bằng thật phẳng và thật sạch. Tiếp theo, ta cần chuẩn bị trang thiết bị, đồ bảo hộ, nhân công… và các vật liệu như cát vàng, đá, xi măng, thép để chuẩn bị thi công.

Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ và làm phẳng mặt hố

Người thợ cần tiến hành các công tác đào hố móng thi công trên toàn bộ diện tích đất mà bản vẽ quy định.

Bước 3: Đổ bê tông

Đổ bê tông là quá trình bao gồm đổ bê tông lót và đổ bê tông móng, mỗi lớp bê tông dày khoảng từ 20-30cm. Để đảm bảo cho sự liên kết của các lớp phải đổ chồng lên lớp dưới khi bắt đầu đông kết.

Sau khi hoàn thành việc đổ móng, tường móng sẽ tiếp tục được xây và thép giằng cũng được đan.

Bước 4: Nghiệm thu và bảo dưỡng móng

Móng bè cần được giữ ẩm và tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi bê tông kết dính chắc chắn và đủ ngày để tạo thành phẩm ổn định nhất. 

Lưu ý khi thi công móng bè.

  • Đặc biệt chú ý khâu bảo quản móng, phải luôn giữ được độ ẩm và tránh mưa lâu gây ra hiện tượng xi măng chết, tránh cả trời quá nắng để bê tông không bị rạn nứt. Thời gian bảo quản móng sẽ mất khoảng 1-2 ngày cho đến khi bê tông thật sự kết dính.
  • Mặc dù móng bè phù hợp với nền đất yếu nhưng đối với nền đất thiếu ổn định hay có nguy cơ sụt lún sẽ gây ảnh hưởng đến công trình.
  • Chú ý việc bố trí cọc phù hợp theo yêu cầu của công trình để tận dụng tối đa việc giảm nội lực trong móng.
Thi công móng bè
Thi công móng bè

About Cộng Tác Viên KTV

Check Also

Tổng hợp 100+ mẫu biệt thự 3 tầng hiện đại đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay

Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng một ngôi nhà không chỉ đơn thuần ...