Home / Kiến Trúc Việt Nam / Nhà Gỗ Nam Bộ – Nét Đẹp Trong Kiến Trúc Việt Nam

Nhà Gỗ Nam Bộ – Nét Đẹp Trong Kiến Trúc Việt Nam

Nhà Gỗ Nam Bộ – Nét Đẹp Trong Kiến Trúc Việt Nam : Nhà gỗ Nam bộ còn được biết đến với cái tên quen thuộc nhà Rường Nam bộ. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử nhà Rường đã trở thành một di sản của Việt Nam. Không chỉ là một nét đẹp của kiến trúc Việt Nam, nhà gỗ Nam bộ còn là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Nam bộ.

Nhà gỗ Nam bộ ra đời khi nào?

Nhà gỗ hay nhà Rường Nam bộ ra đời vời thế kỷ thứ XVII. Cái thời kỳ mà kiến trúc Trung Hoa đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kiến trúc Việt Nam. Nhưng nhà rường Nam bộ vẫn giữ được những nét tinh hoa riêng biệt của kiến trúc nước nhà. Khác với nhà gỗ Bắc bộ, nhà gỗ Nam Bộ gồm rất nhiều rường cột, rường kèo. Nhà rường phân gian theo các cột chứ không sử dụng vách ngăn như nhà gỗ bắc bộ. Duy chỉ có 2 trái ở đầu nhà là được phân định với các gian khác bằng vách ngăn. Nhà rường được thiết kế theo hình chữ Đinh hoặc chữ công. Một loại hình thiết kế nhà ở rất quen thuộc ở thời đại phong kiến.

Kiến trúc nhà rường đẹp đậm chất truyền thống Việt Nam
Kiến trúc nhà rường đẹp đậm chất truyền thống Việt Nam

Mẫu nhà phố rường được lựa chọn phổ biến nhất ở khu vược Nam bộ là mẫu chữ Đinh. Thiết kế này gồm 2 căn nhà, căn trên nằm ngang còn căn dưới nằm xuôi. Đòn dong của hai căn nhà thiết kế thẳng góc với nhau tạo thành hình chữ Đinh. Đặc điểm của loại hình nhà này là cửa nhà trên được mở ở phía chiều dài của ngôi nhà. Còn của lớn của nhà dưới lại được mở ở chiều ngang của ngôi nhà. Nhà trên và nhà dưới có chung 1 mái, vì thế tạo sự thống nhất trong thiết kế nhà ở nam bộ.

Kiến trúc nhà Rường Nam bộ thể hiện rõ quan điểm, phong tục tập quán của người Việt thời kỳ phong kiến. Nhà trên thường được đặt ở vị trí cao hơn nhà dưới, đồng thời rộng rãi, khang trang hơn. Còn nhà dưới thường được đặt ở vị trí thấp hơn. Nhà trên thường được sử dụng để thờ phụng tổ đường, tiếp đón quan, khách. Còn nhà dưới sẽ phục vụ cho nếp sinh hoạt chung của người trong gia đình.

Nhà rường nam bộ - Thiết kế kiến trúc nhà Việt Nam đẹp
Nhà rường nam bộ – Thiết kế kiến trúc nhà Việt Nam đẹp

Đặc điểm kiến trúc nhà gỗ Nam bộ

Vào thời phong kiến, không phải mau nha dep nào cũng có đủ điểu kiện để xây dựng nhà rường (nhà gỗ). Vào thời đó chỉ có quan lại hoặc nhà giàu, địa chủ mới có đủ khả năng tài chính để xây dựng                   nhà rường. Nhà gỗ nam bộ thu nạp và cái tiến những đặc điểm nổi trội của nhà gỗ bắc bộ và trung bộ mang đến sự đa dạng độc đáo trong cho kiến trúc Việt Nam.

Nhà gỗ nam bộ thường sử dụng nhiều rường cột, rường kèo và rường mè. Thiết kế nhà gỗ thường có 3 gian và 2 trái, tổng công có 56 cột. Mỗi một cột trong kiến trúc nhà gỗ ở nam bộ đều được kê trên đá hoặc xi măng để chống ẩm mốc. Các thanh xà, kèo, đòn ở gian nhà chính được chạm khắc rất tinh vi. Đó có thể là câu đối hoặc chữ Nôm, chữ Hán với những hàm ý sâu sa và tinh tế.

 Kiến Trúc nhà gỗ nam bộ Việt Nam phong cách cổ
Kiến Trúc nhà gỗ nam bộ Việt Nam phong cách cổ

Các rường cột, kèo của thiet ke nha dep bằng gỗ này được liên kết với nhau rất chắc chắn nhờ liên kết mộng. Khung nhà sử dụng tổ hợp gồm nhiều cột, xà, đòn tay…. Nhà gỗ của Nam bộ gây ấn tượng với thiết kế mái nhà tứ bề. Nhìn từ ngoài vào, nhà gỗ nam bộ cho chúng ta cảm giác về một ngôi nhà rất thấp. Nhưng khi vào bên trong rồi thì lại cảm thấy bất ngờ bởi không gian rộng lớn và thoáng mát.

Thiết kế này không chỉ giúp cho mưa, che nắng cho những người sống trong ngôi nhà, mà còn tránh được sự dòm ngó từ bên ngoài. Các nhà rường ở Nam bộ thường được xây dựng vô cùng kiên cố. Loại gỗ được sử dụng để làm nhà đều là những loại gỗ quý, sau đó được chạm trổ tỉ mỉ. Thể hiện tính thẩm mỹ cao trong thiết kế nhà ở Nam bộ.

Kiến trúc Việt Nam – những mẫu nhà gỗ nam bộ đẹp

Nguyên liệu được lựa chọn để làm nhà rường nam bộ đều là những loại gỗ quí. Các đường vân gỗ tự nhiên rất đẹp và sang trọng. Bên cạnh đó các rường cột, kèo, và cửa của ngôi nhà còn được chạm khắc rất tinh vi. Đó có thể là hình rồng, phượng, nhưng đó cũng có thể là hình ảnh của cuộc sống bình dị hàng ngày. Từ đó tạo nên một công trình kiến trúc đẹp phản ánh một cách chính xác đời sống văn hóa của người dân Nam bộ.

Ngôi nhà gỗ cổ ở Tiền Giang

Mẫu nhà gỗ cổ ở Tiền Giang
Mẫu nhà gỗ cổ ở Tiền Giang

Ngôi nhà gỗ được xây dựng từ năm 1838, trài qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ngôi nhà vẫn giũ được nét uy nghiêm, cồ kính. Toàn bộ ngôi nhà vẫn còn nguyên hiện trạng, gần như không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời gian. Ngôi nhà được Unessco công nhận là di sản văn hóa châu Á.

Nhà cồ Trần Công Vàng ở Bình Dương – nét đẹp kiến trúc Việt Nam cổ

Mẫu nhà gỗ cổ Trần Công Vàng tại Bình Dương
Mẫu nhà gỗ cổ Trần Công Vàng tại Bình Dương

Ngôi nhà chính là một đại diện tuyệt mỹ cho kiến trúc Việt Nam thời kỳ phong kiến. Ngôi nhà được tiến hành xây dựng vào năm 1889 hoàn thành năm 1892. Cho đến nay ngôi nhà đã 130 tuổi. Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu chữ Đinh, một nét đặc trưng trong kiến trúc nhà ở thế kỷ 19. Ngôi nhà được công nhận là di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993.

Một vài mẫu nhà rường Nam bộ nổi bật khác

Mẫu nhà đẹp phong cách kiến trúc Nam Bộ
Mẫu nhà đẹp phong cách kiến trúc Nam Bộ
Thiết kế nhà đẹp ở Bến Tre
Thiết kế nhà đẹp ở Bến Tre
Mẫu thiết kế nhà Rường Truyền thống Nam bộ
Mẫu thiết kế nhà Rường Truyền thống Nam bộ

Nhà rường truyền thống nam bộ, một nét đẹp trong kiến trúc Việt Nam. Những ngôi nhà làm bằng gỗ được chạm khắc vô cùng tinh tế có giá trị thẩm mỹ cao. Đồng thời thể hiện rõ được nét truyền thống văn hóa của người Việt thời kỳ phong kiến. Ngay nay, với sự xô bồ của cuộc sống đã mang đến cho chúng ta nhiều điều mệt mỏi. Một ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc nhà rường Nam Bộ sẽ mang đến cho chúng ta sự thoải mái, xua tan đi mọi muộn phiền.
>>> Tham khảo thêm bài viết nhà gỗ : Thiết kế nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định

About admin

Check Also

Giới thiệu mẫu kiến trúc nhà vườn Bắc Bộ độc đáo thân thuộc

Giới thiệu mẫu kiến trúc nhà vườn Bắc Bộ độc đáo thân thuộc : Thiết ...