Nằm trên địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, tp. Hà nội Văn Miếu Quốc Tử Giám là một ít di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia còn tồn tại đến ngày nay. Đây cũng là một công trình kiến trúc nghệ thuật được xem như là biểu tượng của tri thức cũng như của nền giáo dục Việt Nam.
Khám phá kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà nội.
Văn Miếu Quốc Tử Giám là Văn Miếu đầu tiên của nước ta được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng năm 1070. Năm 1076 Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu và có thể coi đây là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam. Trải qua thời gian gần 1000 năm, công trình kiến trúc Việt nam tiêu biểu này tuy có sự thay đổi nhất định nhưng một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn vẫn còn được bảo tồn. Riêng khu nhà Thái Học mới được Nhà nước đầu tư phục dựng năm 1999-2000.
Khu vực đầu tiên là Văn Miếu được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật 700 x 300m xung quanh là tường gạch vồ cỡ lớn- một loại vật liệu kiến trúc phổ biến của thời Hậu Lê chạy suốt từ đường Quốc Tử Giám vắt ngang tới tận đường Nguyễn Thái Học mang nét kiến trúc cổ kính. Nhìn qua dáng bên ngoài các bạn có thể thấy tự thân đã gợi nên một không khí cổ kính khi những bức tường bao quanh bằng gạch đỏ, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện dưới cành lá sum suê của những cây cổ thụ mang đến một cảnh sắc khác biệt hẳn mọi kiến trúc ngày nay. Không những thế, trước cửa Văn Miếu ngày nay, ở bên kia đường nhựa mang tên Quốc Tử Giám có một cái hồ khá rộng giữa hồ nổi một quả gò trên gò vốn có bia và đình bia, có cây cổ thụ. Ngày trước nơi đây vốn là một cảnh rất đẹp và nên thơ. Di tích này còn gọi là Văn Hồ. Theo ý đồ kiến trúc xưa đây vốn là tiểu minh đường của Văn Miếu và là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung.
Dựa vào công năng kiến trúc có thể chia di tích thành hai khu vực chính là Văn Miếu- nơi thờ tự tiên Nho và Quốc Tử Giám- trường đào tạo trí thức Nho học. Văn Miếu gồm có những hạng mục như Hồ Văn, Nghi môn ngoại, Nghi môn nội, cửa Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, cửa Đại Thành Môn, Đại bái, Điện Đại thành, hai dãy nhà tả, hữu vũ cùng hai dãy nhà bia tiến sỹ.
Quốc Tử Giám xưa ở phía sau khu Văn Miếu có giảng đường, khu nhà dành cho học sinh, kho chứa ván (gỗ) khắc in sách. Hai bên tòa Khải Thánh là tả, hữu vũ giữa là một sân rộng. Hiện nay, kiến trúc khu vực này gồm các hạng mục là tả, hữu vũ, nhà Thái học.
Đây là hình ảnh của Văn Miếu Môn tức cổng tam quan ngoài cùng tận. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ “Văn Miếu Môn”. Di tích còn lại ngày nay là sản phẩm của thời Nguyễn có chăng chỉ những viên gạch vồ sử dụng để xây nên cổng này là di tích cổ nhất thuộc thời Lê (khoảng thế kỷ 16 trở lại).
Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu Môn có nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng, mặt hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới do đó xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng, 4 mặt có lan can. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở có một cửa cuốn, 2 cánh bằng gỗ và mi cửa hình bán nguyệt cũng bằng gỗ chạm nổi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt. Phía bên trong lại mở 3 cửa cuốn không có cánh. Tầng trên làm 8 mái, 4 mái hiện và 4 mái nóc do đó dáng ngoài nom tựa một kiến trúc 2 tầng và cả cổng chính có dáng của một kiến trúc 3 tầng. Mái tầng trên làm cong lên ở 4 góc. Bờ nóc cũng có đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt. Tầng trên không có treo chuông khánh.
Hai dãy nhà bia tiến sỹ gồm 82 bia tiến sỹ được dựng từ năm 1484 đến năm 1780 của 82 khoa thi từ khoa thi Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đến khoa thi năm 1779. Nội dung bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1305 vị đỗ đại khoa. Hai dãy nhà bia mới được dựng lại năm 1994 gồm 8 nhà che bia, sắp xếp bia tiến sỹ mỗi bên bốn dãy, mỗi nhà đặt 10 bia. Các nhà bia được dựng theo kiểu nhà có mái đao, lợp ngói mũi hài kết cấu vì kèo “giá chiêng”, nền lát gạch bát. Bia Văn Miếu được dựng vào 3 đợt chính: niên hiệu Hồng Đức 15 (1484) dựng 10 bia, niên hiệu Thịnh Đức 1 (1653) dựng 25 bia, niên hiệu Vĩnh Thịnh 13 (1717) dựng 21 bia và các bia còn lại đều được dựng cùng niên đại với khoa thi hoặc sau khoa thi một năm. Các tấm bia đều được khắc bằng loại đá được khai thác tại núi An Hoạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Có thể nói Văn Miếu- Quốc Tử Giám là trường Quốc học đầu tiên ở nước ta đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê, những người đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Những giá trị lịch sử của những thiết kế kiến trúc cổ là sự kết tinh mang giá trị thẩm mỹ cao. Đồng thời phản chiếu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến. Chính vì thế, hiện nay di tích không chỉ được xứng đáng tầm Quốc gia mà còn là được Unesco vinh danh cũng như là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm.
Bích Ngọc – Công ty cổ phần XD&TM Kiến Tạo Việt
Văn phòng Hà Nội : 0981.22.1369 | Số 52A – Lý Thường Kiệt, Phú La, Q.Hà Đông, Hà Nội
Văn phòng Hải Phòng : 0967.22.1369 | Số 39 Mạc Đĩnh Chi – Bắc Sơn – Kiến An – Hải Phòng