Home / Kiến Trúc Việt Nam / Bao Nhiêu Tầng Thì Được Gọi Là Nhà Cao Tầng

Bao Nhiêu Tầng Thì Được Gọi Là Nhà Cao Tầng

Bao nhiêu tầng thì được gọi là nhà cao tầng: Nhà cao tầng là thể loại công trình có tên gọi chính xác là nhà ở cao tầng hay cao ốc nhà ở. Với sự phân loại hiện nay của nhiều nước thì nhà cao tầng được chia theo số tầng cao đạt được theo các cấp 9-15 tầng, 15-25 tầng, 25-40 tầng, và trên 40 tầng thì được gọi là nhà chọc trời.

Các yêu cầu khi thiết kế nhà cao tầng

Nhà chung cư mini cao tầng phải đảm bảo độ an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và nhu cầu sử dụng.

Thiết kế nhà ở cao tầng phải đa dạng về quy mô căn hộ để đáp ứng nhiều nhu cầu nhà ở và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Nhà cao tầng phải đảm bảo đúng các điều kiện về an ninh, phòng chống cháy nổ, chống ồn, tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi trường. Nhưng đồng thời cũng phải có tính độc lập, khép kín, tiện nghi cho người sử dụng.

Căn nhà phải thuận tiện để tiếp cận được các trang thiết bị và hệ thống cung cấp dịch vụ như mạng, truyền hình cáp, điều hòa không khí.

Nhà cao tầng phải tính đến các tác động của động đất, gió, bão như theo quy định hiện hành.

Nhà ở cao tầng phải đảm bảo tính bền vững, ổn định, độ biến dạng nằm trong quy định cho phép.

Phải bố trí khe lún, khe co giãn theo đúng những quy định của nhà nước.

Kết cấu tường bao bên ngoài nhà phải đảm bảo an toàn, cách nhiệt chống dột và chống thấm.

Bao nhiêu tầng thì được gọi là nhà cao tầng
Bao nhiêu tầng thì được gọi là nhà cao tầng?

Quy trình xây dựng nhà cao tầng

Chuẩn bị xây dựng

Đây là công tác không thể thiếu khi thi công bất kì công trình nào. Các nhà thầu cần chuẩn bị:

– Thiết kế công trình, chuẩn bị bản vẽ

– Chuẩn bị mặt bằng thi công

– Tiếp nhận tập kết vật tư

Xử lý nền móng

Xử lý nền móng là khâu vô cùng quan trọng. Xử lý nền móng nhà cao tầng chính là công tác thi công cọc bê tông. Trong thực tế, có rất nhiều công trình bị lún, nứt nếu xử lý nền móng chưa phù hợp.

Trong thi công nhà cao tầng, một số thao tác cần thực hiện khi xử lý nền móng bao gồm:

– Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị

– Thi công cọc thử

– Tiến hành thi công cọc đại trà

– Nghiệm thu giai đoạn thi công phần cọc theo đúng bản vẽ thiết kế

Thi công móng bê tông cốt thép

Giai đoạn này bao gồm các bước sau:

– Đào đất hố móng

– Công tác chống thấm móng, các bể ngầm

– Đổ bê tông lót

– Đổ bê tông móng và các đà giằng móng

– Thi công hạng mục: bể phốt, hố ga, bể ngầm,…

– Nghiệm thu phần móng

Thi công phần thân

Phần thân bao gồm hệ thống khung, sàn, tường và mái. Các công việc mà đơn vị thi công xây dựng cần tiến hành là xác định mốc chuẩn thi công, lắp cốt thép, ghép cốp pha, đổ bê tông,…

Quá trình thi công phần thân được thực hiện tương tự nhau tuần tự từ tầng 1 đến phần mái với các công đoạn:

– Thi công cột bê tông cốt thép

– Thi công dầm, sàn bê tông

– Xây tường

– Thi công cầu thang bộ

– Nghiệm thu

Thi công phần mái 

Thi công phần mái của nhà cao tầng bao gồm các công đoạn sau:

– Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái

– Đổ bê tông chống thấm

– Hoàn thiện phần mái

– Nghiệm thu phần mái

Bao nhiêu tầng thì được gọi là nhà cao tầng
Bao nhiêu tầng thì được gọi là nhà cao tầng?

Thi công phần hoàn thiện

Khi hoàn thiện xong phần mái, hình hài một ngôi nhà đã hoàn thiện. Lúc này, nhà thầu sẽ tiến hành thi công phần hoàn thiện.

Thi công phần hoàn thiện bao gồm các công đoạn:

– Thi công hệ thống điện, nước (MEP)

– Trát trần, tường

– Thi công chống thấm

– Lát, láng nền, sàn

– Ốp tường

– Công tác thi công hệ thống chữa cháy

– Làm trần, đắp nối các chi tiết

– Lắp chỉnh các cửa, đồ mộc

– Sơn, bả tường, trần phủ bề mặt

– Lắp đặt thiết bị kỹ thuật

– Nghiệm thu hoàn thiện

Tổng vệ sinh và bàn giao công trình

Khi hoàn tất các hạng mục theo hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư, các nhà thầu sẽ tiến hành dọn vệ sinh để bàn giao cho chủ đầu tư.

Các hệ thống kỹ thuật của nhà cao tầng

Nhà cao tầng thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: trạm biến áp, máy phát điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống gas trung tâm, hệ thống điều hòa, thông gió, chống tụ khói cho công trình (hệ thống tăng áp buồng thang, giếng thang máy, hệ thống hút khói hành lang, tầng hầm, sảnh thông tầng, trung tâm thương mại…); camera, cáp điện thoại, thang máy, thang cuốn…; hệ thống PCCC cũng có nhiều loại như hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bằng khí, hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà, ngoài nhà. Điều kiện đảm sự hoạt động bình thường cũng như sự an toàn của Nhà cao tầng phụ thuộc rất lớn Các hệ thống kỹ thuật. Do trong nhà cao tầng chỉ cần 1 trong những hệ thống kỹ thuật gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình cũng có thể gây mất an toàn và không đảm bảo về PCCC

Tiêu Chuẩn Phòng Cháy Chữa Cháy Nhà Cao Tầng

Trang bị hệ thống báo cháy tự động

Theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy đối với nhà cao tầng, yêu cầu về trang bị hệ thống báo cháy cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống này cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Khả năng phát hiện được đám cháy trong thời kỳ nhanh chóng.

Tín hiệu được chuyển đi một cách rõ ràng.

Mức độ tin cậy của hệ thống báo cháy tự động cao.

Nếu tòa nhà được trang bị hệ thống báo cháy mang kết nối tự động cùng hệ thống chữa cháy thì ngoài khả năng phát hiện đám cháy nhanh chóng, hệ thống này còn phải điều khiển được hoạt động chữa cháy một cách kịp thời.

Nhà đầu tư cần phải kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống tối thiểu 2 lần/năm. Song song phải bảo dưỡng hệ thống này định kỳ 2 lần/năm để đảm bảo hệ thống mạng khả năng hoạt động tốt nhất. Toàn bộ yêu cầu của hệ thống báo cháy tự động cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009.

About admin

Check Also

Giới thiệu mẫu kiến trúc nhà vườn Bắc Bộ độc đáo thân thuộc

Giới thiệu mẫu kiến trúc nhà vườn Bắc Bộ độc đáo thân thuộc : Thiết ...