Home / Kiến Trúc Việt Nam / Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt

Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt

Hiện nay ở Việt nam chỉ còn một vài cây cầu mang giá trị nghệ thuật cao, một nét kiến trúc đặc biệt của người Việt và được lưu giữ tới ngày nay. Những cây cầu ấy đều được làm bằng gỗ và được lợp mái ngói cổ kính nằm soi mình trên dòng nước trong xanh đã làm cho phong cảnh làng quê Việt Nam có thêm một vẻ đẹp hữu tình thật khó quên.

Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt mang nét độc đáo.

Trên cả nước Việt nam hiện chỉ còn một số cây cầu ngói còn lại ở miền Bắc Bộ và Trung Bộ như cầu ngói Phát Diệm- Ninh Bình, cầu ngói Chùa Lương- Nam Định, cầu ngói Thanh Toàn- Huế và Chùa Cầu- Hội An.

Cầu ngói Phát Diệm, Ninh Bình

Nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 30km, cầu được xây dựng vào năm 1902 là cây cầu có giá trị văn hóa  và thẩm mỹ đặc biệt. Đây là chiếc cầu bắc qua sông Ân là chiếc cầu vồng bằng gỗ 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian với tổng chiều dài 36m, chiều rộng 3m. Hai bên thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lin, trên cầu có mái che lợp ngói đỏ cổ truyền, phía hai bên đầu cầu có các bậc tam cấp chỉ người đi bộ mới qua được cầu.

Trải qua hơn 100 năm nay, cây cầu ngói Phát Diệm vẫn giữ nguyên hình dáng của chiếc cầu xưa kia. Tuy nhiên trải qua thời gian và thời tiết nắng mưa sàn gỗ của cây cầu đã được thay thế, con sông và hai bên đường được bê tông hóa khá kiên cố nhưng cây cầu vẫn giữ nguyên kiến trúc Việt Nam với mái ngói cổ kính, trầm mặc và mãi mãi là niềm tự hảo của những người dân vùng đất mở Kim Sơn, Ninh Bình.

Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt.01
Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt- Ảnh 01

Cầu ngói chùa Lương, Nam Định

Là một trong những kiến trúc độc đáo và cổ kính cầu ngói chùa Lương bắc ngang sông Trung Giang được xây dựng cách đây chừng 300 đến 400 năm vào thời vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) khi việc quai đê lấn biển đã giành nhiều kết quả. Nằm trên con đường dẫn vào chùa chiếc cầu không chỉ là một trong bốn câu cây cầu tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt nam mà còn là niềm tự hào về một di tích lịch sử của con người Nam Định nói riêng.

Về mặt thiết kế kiến trúc, cây cầu được những bàn tay tài hoa người thợ và nghệ nhân Quần Anh khéo léo gia công, trạm trổ và bố cục chặt chẽ. Toàn bộ cầu chín gian gỗ lim bắc trên hai hàng cột đá to đẹp  với hệ thống cột xà dầm, các khung nhà cầu uốn lượn, mềm mại, mái ngói được thiết kế xuất phát từ ý tưởng hình tượng con rồng uốn lượn và bay lên. Phía hai bên bên cầu là hành lang cho người đi qua nghỉ chân. Trải qua nhiều năm tháng do ảnh hưởng của thời tiết, cây cầu vẫn giữ được giá trị cổ kính của nó nhưng cũng được người dân tu sửa một phần với việc xây thêm một cầu bê tông thay thế để phù hợp với việc đi bộ và tham quan. Nếu chưa có dịp ghé thăm Nam Định các bạn cùng nhớ đừng bỏ quên một di tích lịch sử lâu đời này nhé.

Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt.02
Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt- Ảnh 02

Cầu ngói Thanh Toàn, Huế

Đây là chiếc cầu đã được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ và bắc qua một con mương chảy từ đầu làng đến cuối làng Thanh Toàn, thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km về phía Đông. Cây cầu dài khoảng 17m, rộng 4m và được chia làm 7 gian với gian giữa dùng để thờ cúng.

Về lối kiến trúc, thân cầu đều được làm bằng gỗ, phía trên được lợp mái ngói ống tráng men, phần trang trí chủ yếu ở phần mái ngói với các họa tiết long, lân, quy, phụng tinh xảo. Cũng giống như hai câu cầu tại miền Bắc, cây cây này là một trong những công trình kiến trúc độc đáo tại Huế, trải qua nhiều tháng năm được nhân dân trùng tu, tôn tạo và đã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng công nhận Di tích lịch sử quốc gia cũng như trở thành một danh lam thắng cảnh được du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt.03
Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt- Ảnh 03

Chùa Cầu – Biểu tượng của Hội An

Chùa Cầu là cây cầu cổ duy nhất ở phố Hội An, nằm bắc qua dòng sông Hoài thơ mộng không chỉ là một di tích lịch sử mà hiện nay đã trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thu hút được nhiều du khách trong nước và đặc biệt là thu hút được các vị khách quốc tế đến tham quan. Theo ghi chép thì đây là cây cầu do những thương nhân người Nhật xây dựng để thuận tiện cho việc đi lại và giao thương giữa phố người Hoa và phố người Nhật. Đồng thời lịch sử cũng ghi lại cây cầu gắn liền với truyền thuyết về con cù, một loại thủy quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chắn ngang lưng con cù, trấn yểm loài thủy quái và mang lại một cuộc sống yên bình cho người dân vùng Quảng Nam.

Về lối kiến trúc, cây cây cầu dài 18m với 7 gian bằng gỗ có dáng uốn cong, mềm mại và nhiều họa tiết đẹp. Vật liệu sử dụng đa phần là gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, tinh xảo. Bên cạnh đó, phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ nơi mà trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Đáng chú ý là trên cửa chùa cầu có treo bức hoành màu đỏ với ba chữ “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào 1719. Đồng thời, ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng thú, một bên tượng khỉ, bên kia tượng chó và các tượng đều được chạm bằng gỗ mít trong tư thế ngồi chầu, phía trước mỗi tượng có một bát nhanh. Cũng giống như các cây cầu trên, Chùa Cầu hiện nay cũng được người dân giữ gìn, tôn tạo và cũng được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa  cấp quốc gia đưa nền kiến triến trúc cổ Việt nam có thể sánh vai với nền kiến trúc thế giới.

Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt.04
Những cây cầu ngói cổ kính trong kiến trúc Việt- Ảnh 04

Bích Ngọc- Công ty cổ phần XD&TM Kiến Tạo Việt

Văn phòng Miền Bắc : 0903.22.1369  | Số 52A – Lý Thường Kiệt, Phú La, Q.Hà Đông, Hà Nội

Văn phòng Miền Nam : 0967.22.1369 | Số 5.3 – Lô G, Chung cư Bình Trưng Đông, Q.2, HCM

About admin

Check Also

Kiến trúc Việt Nam

Nhà Gỗ Nam Bộ – Nét Đẹp Trong Kiến Trúc Việt Nam

Nhà Gỗ Nam Bộ – Nét Đẹp Trong Kiến Trúc Việt Nam : Nhà gỗ ...